Nguyên nhân Viêm_gan_A

Bệnh thường lây do ăn uống thực phẩm hoặc nước bị nhiễm phân có chứa vi rút viêm gan A.[3] Động vật có vỏ cứng mà không được nấu thật chín là nguồn lây khá phổ biến.[4] Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc thân mật với người bệnh.[3] Mặc dù trẻ em thường không có triệu chứng khi bị bệnh, nhưng trẻ vẫn có thể lây cho người khác.[3] Sau khi mắc bệnh một lần thì người đó được miễn nhiễm suốt đời.[5] Việc chẩn đoán đòi hỏi phải xét nghiệm máu bởi vì triệu chứng của bệnh giống với triệu chứng của một số bệnh khác.[3] Đây là một trong năm vi rút viêm gan đã được nhận biết: A, B, C, D, và E.

Vắc xin phòng viêm gan A hiệu quả trong việc phòng ngừa.[3][6] Một số nước thường khuyến cáo tiêm vắc xin cho trẻ và những người có nguy cơ cao mà chưa được tiêm trước đó.[3][7] Vắc xin cho thấy hiệu quả suốt đời.[3] Các biện pháp phòng ngừa khác gồm rửa tay và nấu thức ăn chín kỹ.[3] Không có điều trị đặc hiệu, chỉ nghỉ ngơi và khuyến nghị dùng thuốc điều trị nôn ói hoặc tiêu chảy khi cần.[3] Bệnh thường phục hồi hoàn toàn và không có bệnh gan dai dẳng.[3] Điều trị suy gan cấp, nếu có, bằng việc ghép gan.[3]